Tìm nhà đầu tư cho Startup

Tìm nhà đầu tư cho Startup là một công việc vô cùng quan trọng bởi vì hầu hết các Startup ở Việt Nam đều thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm và những yếu tố khác để phát triển. Tuy nhiên, theo chúng tôi, các Startup cần hiểu thật rõ về câu chuyện tìm nhà đầu tư.

Nguyên tắc 3C

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất cho bước đầu chuẩn bị tìm nhà đầu tư trong quy trình tìm nhà đầu tư (4 giai đoạn), nguyên tắc 3C gồm có:

  • Có bản dự án: Bản dự án phải được nghiên cứu và xây dựng một cách chuyên nghiệp, chi tiết, khả thi, bạn có thể tham khảo mẫu của chúng tôi tại: https://khoinghiepvietnam.org/tin-tuc-su-kien/mau-du-kinh-doanh.html. Tuy nhiên, chúng tôi thất vọng rất nhiều bởi vì hầu hết các Startup đến nhờ chúng tôi tìm nhà đầu tư đều không có được một bản dự án hoàn chỉnh tối thiểu. Các bản dự án các Startup mang đến đều quá sơ sài, nội dung lủng củng, thiếu tính chuyên nghiệp. Nếu bạn không đủ khả năng viết bản dự án, thì hãy thuê một ai đó viết dự án.
  • Có Team: Đó chính là đội ngũ nhân sự để thực hiện dự án, team cần có kinh nghiệm chuyên môn và tâm huyết với dự án. Bạn – người chủ dự án – là quan trọng nhất.
  • Có sản phẩm/dịch vụ mẫu: Việc Startup của bạn có sản phẩm, dịch vụ mẫu luôn được đánh giá cao hơn rất nhiều, có cơ hội nhận được quan tâm và đầu tư hơn là các Startup vẫn đang nằm ở trên giấy. Nếu sản phẩm và dịch vụ đã được thương mại hóa thì càng tốt hơn.

Nếu bạn không có đủ 3 yếu tố này thì hãy tạm quyên đi câu chuyện tìm nhà đầu tư.

6 Giai đoạn

6 giai đoạn tìm nhà đầu tư cho Startup là một quy trình đã được chúng tôi tổng kết dựa trên kinh nghiệm thực tế ở Việt Nam, 6 giai đoạn gồm có:

  • Chuẩn bị: Chuẩn bị các nội dung cần thiết ( nguyên tắc 3C), các nội dung liên quan khác. Trong đó gồm có: Bản chi tiết dự án kinh doanh, hồ sơ (Profile) giới thiệu về dự án (dạng Slide), Danh sách thành viên của dự án, kế hoạch tìm nhà đầu tư chi tiết, chuẩn bị các tình huống, các câu trả lời mà nhà đầu tư có thể hỏi.
  • Tìm kiếm: Sử dụng đa kênh để tìm kiếm và lập một danh sách nhà đầu tư, các tổ chức kết nối, các quỹ đầu tư, công ty đầu tư, vv… tiềm năng và có liên quan đến dự án Startup của bạn. Cách nhanh nhất là sử dụng Google.
  • Tiếp xúc: Thông thường, các nhà đầu tư sẽ yêu cầu bạn gửi hồ sơ về dự án cần gọi vốn trước cho họ để tiến hành thẩm định, nếu dự án của bạn tiềm năng, được đánh giá tốt thì các nhà đầu tư sẽ quan tâm và đặt lịch hẹn với bạn. Khi có được lịch hẹn, đây là cơ hội nên bạn cần chuẩn bị chu đáo và sẵn sàng.
  • Đàm phán: Đàm phán nhà đầu tư thể hiện ở bản kế hoạch tìm nhà đầu tư chi tiết, trong bản kế hoạch này sẽ có các nội dung về kế hoạch sử dụng vốn, số vốn cần kêu gọi, tỷ lệ cổ phần, hình thức đầu tư, quyền và lợi ích của nhà đầu tư, … Khi đàm phán, sẽ có rất nhiều câu hỏi từ phía nhà đầu tư và bạn nên hiểu về nguyên tắc đầu tư đó là các nhà đầu tư luôn muốn có lợi nhất cho họ nên bạn phải hiểu rất rõ dự án của mình và câu chuyện nhà đầu tư để có thể cân bằng được lợi ích các bên. Quá trình đàm phán có thể kéo dài qua nhiều cuộc họp.
  • Quyết định: Bạn cần ra các quyết định nhanh chóng nếu như tìm được nhà đầu tư phù hợp.
  • Giữ cam kết: Giữ cam kết thể hiện ở việc bạn tuân thủ các nội dung của bản hợp đồng ký với các nhà đầu tư. Ngoài ra, đó còn là vấn đề các nhà đầu tư đã tin tưởng, ủy thác số tiền của họ cho bạn để bạn sử dụng đúng mục đích, giúp xây dựng và phát triển dự án. Đừng nghĩ đến chuyện kêu gọi nhà đầu tư để có tiền tiêu xài phung phí, sử dụng cho các mục đích cá nhân. Bạn sẽ phải trả giá đắt và đôi khi phải ra tòa, sẽ chẳng còn ai tin tưởng và dám chơi với bạn nữa.

Đa kênh

Đa kênh ở đây chúng tôi muốn nói đến các đối tượng khác nhau có thể đầu tư cho bạn như bạn bè, người thân, các nhà đầu tư, tổ chức tài chính, tín dụng ngầm …, mỗi kênh lại có các ưu và nhược điểm, lợi và hại khác nhau. Tùy theo tình hình thực tế mà bạn cần có sự chọn phù hợp. Tuy nhiên, thứ tự ưu tiên của chúng tôi vẫn là người thân, bạn bè trước, vì lỡ Startup của bạn có thất bại, các kế hoạch tài chính không theo kế hoạch thì người thân và bạn bè vẫn có thể “ưu ái” hơn so với các hình thức khác.

Hiểu rõ luật chơi

Bất kỳ trò chơi nào cũng đều có luật cả, bạn cần hiểu luật để chơi đúng và có thể tham gia và chiến thắng trong trò chơi. Đầu tư vào các startup cũng là một trò chơi đòi hỏi rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm, hiểu biết, hoàn toàn không dành cho các “tay mơ” non kém. Và người nắm luật chơi, chiến thắng trong trò chơi thật không may lại là các nhà đầu tư.

Đừng tin vào truyền thông

Tìm nhà đầu tư cho các startup là một câu chuyện rất dài, có quy trình, có kế hoạch, kinh nghiệm, kiến thức và rất nhiều thứ khác, chẳng bao giờ có chuyện sau một đên Startup kêu gọi được hàng triệu đô. Bạn vẫn tin rằng có các nhà đầu tư thiên thần? Không, chẳng có nhà đầu tư thiên thần nào cả, chỉ toàn là cá mập, cá sấu, những con sói săn mà thôi.

Mì chùm ngây Mofan

Sau hơn một năm xây dựng và triển khai mô hình làm bún, mỳ, phở bánh từ rau chùm ngây, đến nay startup mang tên MoFan với giá trị cốt lõi là cung cấp...

MedProve

MedProve Inc là nhà cung cấp giải pháp Quản lý Dữ liệu Lâm sàng EDC/CDMS hàng đầu Đông Nam Á. Chúng tôi tập trung phát triển dịch vụ để hỗ trợ, thu...

Tin xem nhiều