Thẩm định dự án Startup

Thẩm định dự án là công việc đánh giá độc lập một dự án Startup theo các tiêu chí cụ thể như tính khả thi, tiềm năng dự án, thị trường, … hoặc đánh giá theo mức tổng quát (tốt, trung bình, xấu).

 

Tại sao lại cần thẩm định Startup?

Thẩm định dự án thường do 2 lý do chính sau:

  • Nhà đầu tư muốn đầu tư vào một dự án nào đó nhưng cần tìm hiểu, đánh giá dự án trước khi quyết định đầu tư.
  • Chủ dự án Startup muốn thẩm định dự án để giúp có cái nhìn toàn diện và khách quan về dự án, để từ đó có những chiến lược, kế hoạch điều chỉnh phù hợp.

 

Các nội dung cơ bản của thẩm định

Thông thường, tùy theo kiểu dự án, quy mô và yêu cầu thẩm định nên mỗi dự án sẽ có các nội dung khác nhau, các nội dung cơ bản của thẩm định gồm có:

  • Thẩm định tính khả thi của dự án (phổ biến nhất)
  • Thẩm định năng lực thực hiện dự án
  • Thẩm định các số liệu của dự án
  • Thẩm định tài chính của dự án
  • Thẩm định tiềm năng của dự án trong tương lai
  • Thẩm định pháp lý của dự án
  • Thẩm định theo các yếu tố riêng lẻ.

 

Quy trình thẩm định dự án Startup

Việc thẩm định sẽ có các quy trình khác nhau cho các dự án khác nhau, sự phức tạp và thời gian có thể kéo dài tùy theo. Về cơ bản thì quy trình thẩm định dự án Startup sẽ qua 3 giai đoạn chính:

  • Tiếp nhận yêu cầu thẩm định: Bên yêu cầu dịch vụ cần cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến dự án Startup cần thẩm định và thực hiện một số công việc liên quan khác.
  • Thực hiện thẩm định dự án: Cổng hỗ trợ khởi nghiệp sẽ tiến hành thẩm định theo quy trình cụ thể dựa trên yêu cầu, có thể thẩm định theo nhiều kiểu khác nhau như thẩm định độc lập, phối hợp 3 bên hoặc theo các yêu cầu cụ thể khác.
  • Báo cáo kết quả bằng sự giải trình và các bản báo cáo chi tiết.

Thời gian thẩm định một dự án Startup thường tương đối nhanh, trung bình khoảng 10-30 ngày là có kết quả.

 

Chi phí dịch vụ thẩm định dự án

Tùy theo yêu cầu, cổng hỗ trợ khởi nghiệp Việt Nam sẽ có cách tính chi phí cụ thể.