Mô hình nền tảng

Giới thiệu

Mô hình nền tảng là một mô hình kinh tế hoàn toàn mới hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều Startup như nền tảng gọi vốn, nền tảng tài chính, nền tảng gọi xe, nền tảng chia sẻ phòng, nền tảng mạng xã hội, nền tảng chat, nền tảng mua bán, nền tảng phần mềm, …. các nền tảng này đều thu hút rất nhiều sự chú ý, cũng như đạt được sự phát triển ấn tượng, được định giá hàng triệu đô, trăm triệu đô, thậm chí hàng tỷ đô!

Tuy nhiên, nghe thì hay vậy, sự thật để xây dựng một nền tảng thành công có tỷ lệ 1/5000!

 

Mô hình nền tảng là gì

Có rất nhiều khái niệm phức tạp, cổng hỗ trợ khởi nghiệp Việt Nam sẽ định nghĩa một cách đơn giản, dễ hiểu nhất, đó là mô hình nền tảng là mô hình kinh doanh dựa trên sự kết nối một chuỗi các đối tượng để tạo ra giá trị cuối cùng, thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin.

  • Các đối tượng này ví dụ gồm: Nhà sản xuất, khách hàng, Nền tảng, Các đối tác, ….
  • Công nghệ thông tin được sử dụng để có sự quản trị hợp nhất, tinh gọn, chính xác và hiệu quả, giúp vận hành hoạt động.

 

Các yếu tố cần thiết để xây dựng một mô hình nền tảng

Gồm 3 yếu tố cơ bản, nếu thiếu một trong 3 yếu tố này sẽ cực kỳ khó thành công.

  • Con người: Để xây dựng được một nền tảng cần có những con người phải hiểu rõ về nền tảng đang xây dựng. Việc xây dựng nền tảng khó như “thiết kế tên lửa” vậy, không đơn giản như nhiều người hay nghĩ, mà thật sự cực kỳ khó là khác, phải có tư duy, kinh nghiệm cực kỳ nhiều. Chúng tôi hay ví như bạn phải có trình độ “giáo sư” mới làm được. Vì vậy, hiện nay ở Việt Nam chỉ có vài chục người có đủ khả năng để xây dựng được. Nếu bạn chỉ hơi hiểu về Thương mại điện tử, kinh doanh online, …. thì chắc chắn không hiểu gì cả về mô hình nền tảng.
  • Ý tưởng và một bản dự án chi tiết: Đó là một ý tưởng thật sự khả thi, sau đó được đánh giá, nghiên cứu và viết thành một bản dự án hoàn chỉnh. Nếu được thẩm định bởi những người có kinh nghiệm sẽ tốt nhất. Chúng tôi thấy rất lạ là ở Việt Nam, nhiều người tự xây dựng nền tảng mà chẳng cần thẩm định, viết dự án gì cả, cuối cùng thì 100% thất bại, vừa mất tiền, mất thời gian công sức.
  • Tài chính: Để xây dựng một nền tảng sẽ rất tốn kém, từ vài trăm triệu đến nhiều tỷ.

 

Quy trình xây dựng một mô hình nền tảng

 

Ý tưởng về nền tảng => Thẩm định ý tưởng => Phác thảo mô hình kiến trúc của nền tảng => Xây dựng dự án sơ bộ => Xây dựng dự án chi tiết => Xây dựng nền tảng mẫu (demo) = > Xây dựng nền tảng chính thức => Nâng cấp và phát triển nền tảng.

 

Cấu trúc của một mô hình nền tảng

 

Mô hình nền tảng có 1 cấu trúc đa chiều (khoảng 6 – 12 chiều tùy theo mô hình). Dưới đây mà cấu trúc phẳng của 1 nền tảng.

 

Các thành phần của nền tảng giayda.vn:

  • Trung tâm nền tảng: Giaygia.vn – Chịu trách nhiệm kết nối tất cả các thành phần lại, gồm nhiều thành phần hệ thống (khoảng 40 hệ thống), bản thân nền tảng cũng có các sản phẩm và dịch vụ của riêng mình.
  • Nhà sản xuất giầy da: Gồm các cá nhân, công ty, doanh nghiệp trên khắp Việt Nam, có thể đang hoạt động (hoặc sắp đầu tư hoạt động dựa trên sự hỗ trợ của nền tảng giayda.vn). Mỗi đối tượng nhà sản xuất cụ thể sẽ có các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ tối ưu nhất, có thể nói từ a-z với khả năng mở rộng không giới hạn.
  • Các cửa hàng bán giầy gia: Cũng có một hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ theo cả chiều rộng, chiều sâu và theo hoàn cảnh cụ thể của từng cửa hàng. .. Chú ý là các cửa hàng này lại chia ra cửa hàng đang hoạt động, chưa hoạt động (có ý tưởng mở), có thể kinh doanh cả online và offline, hoặc 1 trong 2, ..
  • Đối tác: Sẽ có hàng trăm đối tác để tạo nên một hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ chất lượng, cung cấp cho cả nhà sản xuất, các cửa hàng, khách hàng, ….
  • Khách hàng: Với 2 kênh online (mua hàng qua website TMĐT ) và offline (mua qua chuỗi cửa hàng), tất cả sẽ xây được quản lý trên một CSDL hợp nhất.

 

Các tính chất cơ bản của mô hình nền tảng

  • Tính hấp dẫn: Đủ hấp dẫn để thu hút các bên tham gia và kết nối đến nền tảng, nhất là người dùng.
  • Tính đa chiều: Thể hiện ở kiến trúc ở nền tảng có nhiều cách thức để kết nối và tương tác với các thành phần của nền tảng (bên trong và bên ngoài)
  • Tính cân bằng: Trang thái cân bằng động của mô hình ở tất cả các hệ thống của nền tảng
  • Tính hiệu quả: Thể hiện ở sự hợp nhất, tạo ra các liên kết và tương tác tích cực, thường xuyên.
  • Sự tăng trưởng: Thể hiện ở sự phát triển của nền tảng/yếu tố thời gian
  • Tính động: Thể hiện ở sự liên tục gia tăng các hoạt động của nền tảng ở mức cao
  • Tính thích nghi: Có thể thay đổi nhanh chóng để khắc phục các vấn đề, khó khăn, phù hợp với các xu hướng, cơ hội mới.
  • Tính linh hoạt: Dễ dàng điều chỉnh nhanh chóng các hệ thống của nền tảng.
  • Năng lượng: Thể hiện ở trang thái “năng lực tích cực”. (sử dụng mô hình năng nượng – rất phức tạp).

 

Các loại mô hình nền tảng phổ biến

  • Nền tảng Fintech
  • Nền tảng gọi xe
  • Nền tảng thuê nhà
  • Nền tảng y tế 4.0
  • Nền tảng giáo dục
  • Nền tảng mua bán
  • Nền tảng giao vận
  • Nền tảng khác.

 

Những cái nhìn sai về mô hình nền tảng

  • Ngộ nhận sai về nền tảng: Ví dụ, chỉ là 1 website TMĐT nhưng nghĩ rằng đó là một nền tảng.
  • Không đủ năng lực thực hiện: Như đã nói, phải có trình độ hiểu biết cực kỳ sâu về các mô hình kinh tế mới đủ khả năng xây dựng một nền tảng, điều này rất ít người làm được. Ngoài ra còn liên quan đến tài chính, các lợi thế khác.
  • Không hiểu rõ bản chất của một nền tảng: Hầu hết mọi người đều không hiểu điều này
  • Chưa hiểu rõ về kiến trúc nền tảng: Cần có khả năng phân tích, tưởng tượng và được đào tạo chuyên nghiệp để hiểu về kiến trúc một nền tảng.
  • Đi tắt các giai đoạn

 

Tham khảo

https://tiki.vn/cuoc-cach-mang-nen-tang-p826455.html?src=search&q=cuoc+cach+mang+nen+tang

 

THÔNG TIN ĐĂNG KÝ