Chương trình hợp tác khởi nghiệp

1. Chương trình hợp tác khởi nghiệp là gì?

Xuất phát từ thực tế hiện nay có rất nhiều bạn mong muốn khởi nghiệp nhưng lại không đủ khả năng, nguồn lực và kinh nghiệm để thực hiện, trong khi cổng hỗ trợ khởi nghiệp Việt Nam lại có đủ kinh nghiệm và các lợi thế khác để giúp các bạn khởi nghiệp thành công, đặc biệt là giúp biến các ý tưởng tốt trở thành dự án kinh doanh thực sự.

Vì vậy, chương trình hợp tác khởi nghiệp giữa chúng tôi (cổng hỗ trợ khởi nghiệp Việt Nam) và Bạn (chủ sở hữu ý tưởng, dự án) ra đời nhằm giải quyết vấn đề trên.

Chương trình hợp tác khởi nghiệp là một chương trình thực tế nhất hiện nay về khởi nghiệp, đi thẳng vào vấn đề chính và mang lại lợi ích thật sự, hoàn toàn không có các khóa học lý thuyết, giải thưởng hư danh. Tất cả hướng đến việc giúp bạn biến các ý tưởng thành hiện thực, khởi nghiệp thành công.

Quan điểm của chúng tôi trong chương trình “Hợp tác khởi nghiệp” rất rõ ràng, sòng phẳng, theo mô hình “Win – Win“, đó là “Bạn không đủ khả năng khởi nghiệp thì chúng tôi sẽ giúp bạn khởi nghiệp thành công, đổi lại chúng tôi nhận được lợi ích từ dự án đó“.

 

2. Lợi ích của chương trình hợp tác khởi nghiệp

  • Giúp biến ý tưởng khả thi của bạn thành dự án kinh doanh cụ thể
  • Tiết kiệm chi phí cho các Startup ở mức độ tối ưu cao nhất, giảm hoàn toàn chi phí cho các sai lầm, thất bại.
  • Tăng tốc độ làm việc hiệu quả của dự án lên từ 2-4 lần so với thông thường
  • Được tư vấn và hỗ trợ từ quá trình nghiên cứu xây dựng dự án cho đến thực hiện dự án.
  • Không cần nhiều kinh nghiệm về kinh doanh, khởi nghiệp vẫn có các dự án Startup chuyên nghiệp.
  • Trong quá trình tư vấn và xây dựng dự án, các Startup sẽ được học hỏi tất cả các kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết để thực hiện dự án.
  • Có sự cam kết về kết quả thành công của Startup (trên 80%).
  • Các hỗ trợ khác từ phía cổng hỗ trợ khởi nghiệp

 

Kinh nghiệm thực tế thì cổng hỗ trợ khởi nghiệp sẽ làm từ 40-70% công việc quan trọng của Startup, bởi vì trong hầu hết trường hợp bạn sẽ không có kinh nghiệm để thực hiện.

 

3. Vai trò của cổng hỗ trợ khởi nghiệp

Cổng hỗ trợ khởi nghiệp sẽ đóng vai trò là một thành viên sáng lập của dự án (vai phụ) và bạn đóng vai trò chủ dự án (vai chính) với quyền và lợi ích liên quan. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng bạn luôn sở hữu dự án của bạn, và số cổ phần mà cổng hỗ trợ khởi nghiệp nắm giữ luôn ít hơn rất nhiều số phần của bạn. Hoặc bạn có thể lựa chọn phương án khác đó là trả lương thay vì chia cổ phần.

 

4. Các công việc chính của cổng hỗ trợ khởi nghiệp

Với vai trò là một thành viên sáng lập, quan trọng của dự án, công việc chính của cổng hỗ trợ khởi nghiệp sẽ gồm có:

  • Nghiên cứu và thẩm định ý tưởng
  • Xây dựng dự án kinh doanh sơ bộ
  • Xây dựng dự án kinh doanh chi tiết
  • Thực hiện các công việc để chạy thử nghiệm dự án
  • Thực hiện các công việc trong quá chạy chính thức dự án, phát triển dự án
  • Tham gia quản lý và điều hành dự án
  • Các công việc khác (nhà đầu tư, đối tác, thị trường, vv….. tùy theo cụ thể)

 

5. Điều kiện tham gia

Để tham gia chương trình hợp tác khởi nghiệp, bạn cần có đủ các điều kiện sau:

  • Có đủ tư cách pháp lý theo quy định của Việt Nam
  • Có các ý tưởng khả thi hoặc  các dự án Startup đang thực hiện nhưng gặp vấn đề
  • Có khả năng tài chính ở mức cơ bản để thực hiện. Định mức tối thiểu là 100 triệu.
  • Có kinh nghiệm mức cơ bản về lĩnh vực Startup của bạn.

Ngoài ra, tùy theo từng dự án, quy mô và lĩnh vực cụ thể sẽ có các điều kiện kèm theo.

 

6. Lĩnh vực hợp tác khởi nghiệp

 

Chương trình hợp tác khởi nghiệp không giới hạn lĩnh vực khởi nghiệp, ưu tiên các lĩnh vực liên quan đến công nghệ, thương mại điện tử, kinh tế mới.

 

7. Nội dung chương trình hợp tác khởi nghiệp

Để một dự án khởi nghiệp hoạt động với cơ hội thành công thì cần 3 yếu tố quan trọng: Bản dự án khả thi (1) + Con người thực hiện dự án (2) + Vốn đầu tư dự án (3).

  • Bản dự án khả thi: Là các dự án (hoặc bản kế hoạch kinh doanh) được nghiên cứu, xây dựng một cách kỹ lưỡng, chuyên nghiệp và chi tiết với các kế hoạch cụ thể về tài chính, thị trường, quản lý, sản xuất, sản phẩm, dịch vụ, bán hàng, đối tác, thương hiệu, công nghệ, … Và bản dự án khả thi được đánh giá dựa trên tiêu chí về khả năng tạo ra doanh số/lợi nhuận, sự khác biệt của dự án, số lượng người sử dụng, các giá trị khác.
  • Con người thực hiện dự án: Là những người hiểu về dự án (1), có trình độ và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện dự án, nhất là đủ khả năng điều hành, phát triển dự án từ giai đoạn ý tưởng đầu tiên đến khi đi vào hoạt động chính thức.
  • Vốn đầu tư dự án: Vốn đầu tư vào dự án gồm có vốn đầu tư ban đầu + chi phí duy trì hoạt động tối thiểu trong 6 tháng sau đó. Vốn đầu tư dự án được ước tính dựa theo bản dự án (1).

 

Vì vậy, chúng tôi xây dựng 9 trường hợp cho hợp tác khởi nghiệp theo bảng sau đây.

8. Các giai đoạn của quá trình hợp tác khởi nghiệp

 

Chương trình trải qua 4 giai đoạn như sau:

 

Giai đoạn 1: Gửi yêu cầu tham gia

Nếu bạn đáp ứng đủ các điều kiện tham gia cần thiết, bạn có thể gửi yêu cầu về email [email protected] , hoặc các cách khác (điện thoại, chatbox, zalo,..) với nội dung sau:

  • Giới thiệu về bạn (họ tên, ngày sinh, trình độ chuyên môn, công việc hiện tại, khả năng tài chính, lợi thế và khó khăn, …)
  • Giới thiệu về ý tưởng của bạn hoặc dự án khởi nghiệp (Startup) đang gặp khó khăn muốn tham gia vào chương trình.

Sau khi nhận được đăng ký, cổng hỗ trợ khởi nghiệp Việt Nam sẽ trả lời yêu cầu của bạn.

 

Giai đoạn 2: Thẩm định tiềm năng của ý tưởng (hoặc dự án)

Sau khi nhận được đăng ký tham gia từ bạn, cổng hỗ trợ khởi nghiệp sẽ liên lạc và trao đổi với bạn về ý tưởng, về dự án khởi nghiệp của bạn để thẩm định về tiềm năng và khả năng thực hiện. Trong rất nhiều trường hợp, sẽ có sự tranh luận để đi đến sự hiểu biết chung về một ý tưởng khả thi, trong khả năng thực hiện được của bạn.

Các trường hợp không được chấp nhận:

  • Các ý tưởng (dự án) sao chép, không có tính sáng tạo
  • Các ý tưởng (dự án) về đa cấp, tiền ảo
  • Các ý tưởng mơ hồ, không rõ ràng hoặc viển vông, phi thực tế.
  • Các ý tưởng vượt quá năng lực thực hiện của bạn
  • Các ý tưởng mang tính phi lợi nhuận

 

Giai đoạn 3: Đàm phán về nội dung hợp tác

Đây là nội dung chính và quan trọng nhất của chương trình hợp tác khởi nghiệp, quan điểm của chúng tôi đó là bạn và chúng tôi sẽ đàm phán và thống nhất, rõ ràng tất cả các nội ngay từ ban đầu, được soạn thành hợp đồng hợp tác cụ thể, điều này giúp tránh các vấn đề sau này của dự án.

Các nội dung đàm phán sẽ gồm có:

  • Mô tả công việc của các bên trong dự án
  • Trách nhiệm và nghĩa vụ các bên trong dự án
  • Các lợi ích khác của các bên
  • Cam kết của các bên trong dự án
  • Các vấn đề khác liên quan đến dự án.

 

Tùy theo từng dự án cụ thể, cổng hỗ trợ khởi nghiệp Việt Nam sẽ soạn thảo và đưa ra các phương án cụ thể. Đảm bảo cân bằng tất cả các yếu tố và có lợi cho các bên.

 

Giai đoạn 4: Thực hiện

Sau khi đã đàm phán và ký kết hợp đồng chương trình hợp tác khởi nghiệp, cổng hỗ trợ khởi nghiệp Việt Nam lúc này như một thành viên chủ chốt trong dự án và sẽ cùng bạn thực hiện dự án dựa trên các nội dung đã thỏa thuận.

 

 

9. Một số thông tin quan trọng cần biết

 

  • Bạn phải có lợi thế và đủ điều kiện tham gia, sẵn sàng hợp tác.
  • Chương trình hợp tác khởi nghiệp là một chò chơi kinh doanh chuyên nghiệp, thực tế và công bằng dựa trên nguyên tắc “Win – Win”
  • Dự án thành công thì bạn là người được lợi nhiều nhất
  • Mục tiêu mà chương trình hợp tác khởi nghiệp là giúp dự án của bạn thành công, bởi vì hiện nay có đến 99% dự án startup thất bại.
  • Bạn luôn là người làm chủ dự án
  • Cổng hỗ trợ khởi nghiệp sẽ nhận phần lợi ích của mình với 3 phương án: Trả cổ phần dự án tỷ lệ cao , trả cổ phần tỷ lệ thấp và nhận lương hàng tháng, không nhận cổ phần và trả lương cao.
  • Bạn cần tôn trọng các nội dung của bản hợp tác chương trình khởi nghiệp. Mọi sự thay đổi cần phải được thảo luận và thống nhất.

 

10. Đăng ký chương trình

 

Nếu bạn đáp ứng đủ các điều kiện tham gia cần thiết, bạn có thể gửi yêu cầu về email [email protected] , hoặc các cách khác (điện thoại, chatbox, zalo,..) với nội dung sau:

  • Giới thiệu về bạn (họ tên, ngày sinh, trình độ chuyên môn, công việc hiện tại, khả năng tài chính, lợi thế và khó khăn, …)
  • Giới thiệu về ý tưởng của bạn hoặc dự án khởi nghiệp (Startup) đang gặp khó khăn muốn tham gia vào chương trình.